15 bảo tàng đẹp nhất Hà Nội – Cập nhật 2016

Đăng ngày 25/01/2024

Viện bảo tàng thường là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn lịch sử nào đó. Các bạn có thể đến một bảo tàng để học tập, nghiên cứu hay đơn giản là để tham quan, chiêm ngưỡng những điều chưa từng được biết đến.

Bên cạnh các điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội như hồ Gươm, phố cổ, Văn Miếu – Quốc Tử Giám… có lẽ các viện bảo tàng tại Hà Nội là những điểm đến không nên bỏ lỡ đối với những người muốn khám phá thủ đô Hà Nội qua chiều dài hàng ngàn năm lịch sử.

Nếu muốn tìm hiểu về lịch sử, quân sự Việt Nam, các bạn có thể đến một số bảo tàng tiêu biểu như:

  • Bảo tàng Hồ Chí Minh: Bảo tàng tập trung chủ yếu vào việc trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh. Tham quan bảo tàng, các bạn có thể đến lăng Bác, chùa Một Cột, quảng trường Ba Đình lịch sử… vì đây là một quần thể di tích, các điểm rất gần nhau nên các bạn có thể đi bộ một cách dễ dàng.
  • Bảo tàng Lịch sử Quân Sự: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày và lưu giữ gần 16 vạn hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, đặc biệt là 2 bảo vật quốc gia (Máy bay MiG21 số hiệu 5121 và xe tăng T54B số hiệu 843). Trong khuôn viên Bảo tàng còn có di tích Cột cờ Hà Nội. Vị trí của bảo tàng khá gần với lăng Bác và bảo tàng Hồ Chí Minh.
  • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: Bảo tàng là nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như Trống đồng Đông Sơn, gốm Bát Tràng, tượng thần Shiva, cọc gỗ trong trận Bạch Đằng…

Ngoài ra còn có một số bảo tàng thuộc lĩnh vực nghệ thuật – văn hóa – xã hội mà bạn không thể bỏ lỡ như:

  • Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam: Bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây sẽ là một điểm đến tuyệt vời dành cho những bạn đam mê nghệ thuật, nhất là lĩnh vực Mỹ Thuật; hơn nửa những tác phẩm ở đây là bản sao, vì những bản gốc đã bị thất lạc.
  • Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Bảo tàng là nơi trưng bày và lưu giữ quý giá về văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đây là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với những chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Ngoài để tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc, các sắc thái văn hóa đa dạng và đặc sắc của từng tộc, từng vùng cũng như những giá trị truyền thống chung của các dân tộc, các bạn còn được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa thú vị trong khuôn viên xanh mát, rộng lớn của bảo tàng.
  • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam: Bảo tàng với hơn 1000 tư liệu, hiện vật, hình ảnh được thể hiện trong trưng bày với các chủ đề liên quan đến phụ nữ trong nghi lễ, phong tục của hôn nhân, sinh đẻ, tổ chức cuộc sống gia đình.

Địa chỉ và thông tin

Bảo tàng Công Binh

  • Địa chỉ: Số 290 Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Điện thoại: 043 759 0378

Điều khiến mình ấn tượng về bảo tàng là nơi đây trưng bày hàng trăm loại bom, mìn, vật liệu nổ, trong đó có quả bom nặng gần 7 tấn. Những quả bom có khối lượng từ khoảng trên 100kg cho đến gần 7 tấn được xếp thành hình “siêu pháo đài bay B52” ở trung tâm bảo tàng (Trông giống như trong ảnh).

Bảo tàng còn lưu giữ quả thủy lôi lớn nhất từng được biết đến với đường kính trên 2,5m, chứa 180kg thuốc nổ C4. Theo các tài liệu thu thập được, loại thủy lôi này chỉ có 10 quả và đều được sử dụng nhằm mục đích đánh sập cầu Hàm Rồng. Chi phí để nghiên cứu và sản xuất 10 quả thủy lôi này ước tính lên tới hơn 1 tỷ USD (theo thời giá năm 1965).

Ngoài ra, bảo tàng còn khá gần với Hồ Tây, các bạn có thể thăm quan, đi dạo mát quanh hồ.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 66 Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 043 733 2131
  • Website: http://www.vnfam.vn

Đến với bảo tàng, các bạn sẽ có cái nhìn hoàn thiện hơn về toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam thông qua các sưu tập tài liệu hiện vật đang được trưng bày tại đây. Tại đây có bộ sưu tập lớn về các ký họa, văn tự, đồ vật mang tính nghệ thuật cao như các tác phẩm điêu khắc Champa, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, các tranh ảnh dân gian và hiện đại…

Các hiện vật và tài liệu trưng bày trong bảo tàng vẫn còn đơn sơ và chưa được đa dạng lắm, một vài tác phẩm chỉ là bản sao bởi bản gốc đã bị bán hay bị thất lạc, tuy vậy các bạn sẽ có những giờ phút thư giãn bên những tác phẩm đầy tính nghệ thuật.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 19 Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội
  •  Điện thoại: 043 846 3757
  • Website: http://www.baotanghochiminh.vn

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong quần thể di tích lăng Bác, vì vậy các bạn có thể kết hợp tham quan lăng Bác, quảng trường Ba Đình, khu nhà sàn Bác Hồ, chùa Một Cột. Tòa nhà bảo tàng mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gian mở đầu (còn gọi là gian long trọng) tượng trưng cho nhụy của bông sen trắng, trung tâm của gian là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng. Phía sau tượng là biểu tượng mặt trời và hình ảnh cây đa tượng trưng cho ánh sáng và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Mình rất thích tác phẩm này, không chỉ bởi quy mô hoành tráng mà còn bởi tính dân tộc và tính nghệ thuật, mọi chi tiết đều được tạc rất tinh xảo và tỉ mỉ.

Bên trong bảo tàng có nhiều hiện vật còn bảo lưu có liên quan đến sự nghiệp của Bác Hồ hay những tác phẩm tái hiện lại cuộc đời của Bác, tiêu biểu là khu nhà mô phỏng Làng Sen quê Bác, được tái hiện rất tinh tế và gần gũi.

Bảo tàng Địa chất

  • Địa chỉ: Số 6 Phạm Ngũ Lão, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Điện thoại: 043 933 2614

Tại đây trưng bày các bộ mẫu địa chất theo ba chủ đề: Lịch sử địa chất Việt Nam và hành tinh của chúng ta, địa chất và khoáng sản Việt Nam và các sưu tập chuyên đề. Bảo tàng đang lưu giữ một khối lượng lớn mẫu vật địa chất, khoáng sản và cổ sinh vật của nước ta, trong đó có khối lượng mẫu không nhỏ của miền Tây Bắc Bộ.

Các bạn có thể chiêm ngưỡng những khoáng vật mang vẻ đẹp kỳ thú, đầy màu sắc, có thể được xem như “những tác phẩm nghệ thuật của thiên nhiên”.

Bảo tàng Chiến thắng B52

  • Địa chỉ: Số 157 Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 069 588 312/069 588 311.

Bảo tàng Chiến thắng B52 là nơi trưng bày các loại vũ khí, khí tài, xác máy bay B52 bị bắn rơi, lưu giữ cả hình ảnh và hiện vật của quân và dân Hà Nội trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972 với không quân Hoa Kỳ.

Tầng 1 là nơi giới thiệu truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử, những hình tượng được trưng bày để tái hiện nhiều chủ đề quen thuộc như “60 ngày đêm Quyết tử để bảo vệ Thủ đô”, “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.

Tầng 2 giới thiệu 2 chuyên đề “Tội ác và sự trừng phạt” và “Thế giới với Việt Nam, cả nước với Hà Nội”, giới thiệu trận “Điện Biên Phủ trên không” với sa bàn diễn biến chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12/1972.

Bảo tàng lực lượng Tăng Thiết giáp

  • Địa chỉ: Số 108 Hoàng Quốc Việt, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội.
  • Điện thoại: 069 556 022 (quân sự)

Bảo tàng đang trưng bày và lưu giữ trên 7 nghìn hiện vật tiêu biểu như: Xe tăng số hiệu 390 húc tung cánh cổng sắt dinh Độc Lập – được Chính phủ công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2012; xe tăng mang số hiệu 555 được mệnh danh là “Mãnh hổ Đường 9” gắn liền với những chiến công xuất sắc trong trận đầu ra quân đánh thắng ở Làng Vây; lá thư cuối cùng của người lính xe tăng cảm tử, liệt sĩ Nguyễn Đắc Lượng, thành viên kíp xe tăng 377 Anh hùng đã lập công xuất sắc và anh dũng hy sinh trong trận đánh căn cứ Đắc Tô, Tân Cảnh (1972)…

Bảo tàng Binh chủng Thông tin

  • Địa chỉ: Số 23 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 043 988 2390

Bảo tàng Thông tin, được thành lập ngày 19 tháng 05 năm 1985, trực thuộc Cục Chính trị Binh chủng Thông tin. Bảo tàng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử quân sự có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, trưng bày, tuyên truyền giới thiệu các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của bộ đội Thông tin liên lạc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 28A Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 043 733 4682
  • Website: http://btlsqsvn.org.vn

Bảo tàng hiện đang trưng bày và lưu giữ gần 16 vạn hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, đặc biệt là 2 bảo vật quốc gia (máy bay MiG21 số hiệu 5121 và xe tăng T54B số hiệu 843). Trong khuôn viên bảo tàng còn có di tích Cột cờ Hà Nội, đây là di tích kiến trúc cổ độc đáo, đã được xếp hạng di tích kiến trúc lịch sử quốc gia năm 1990. Các trưng bày hiện vật trong bảo tàng dẫn dắt người xem “theo dòng lịch sử Việt Nam”. Đầu tiên khách tham quan có thể theo dõi và cảm nhận được sự trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ những đội Xích vệ (tự vệ đỏ) của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tới khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ rồi đến cuộc kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ, và cuộc kháng chiến chống Mỹ với kết thúc là chiến dịch Hồ Chí Minh vào mùa xuân năm 1975.

Bảo tàng Biên Phòng

  • Địa chỉ: Số 2 Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Điện thoại: 069 518 167- 069 518 270 (quân sự)

Bảo tàng Biên phòng, được thành lập ngày 03/3/1989, trực thuộc Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Biên phòng. Bảo tàng Biên phòng xếp hạng 2, theo quyết định xếp hạng Bảo tàng Việt Nam. Bảo tàng Biên phòng thuộc loại hình lịch sử quân sự có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, trưng bày, tuyên truyền giới thiệu các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bảo tàng Công an Nhân dân

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Bình Trọng, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Điện thoại: 043 936 5550

Với gần 1.000 tư liệu, hiện vật, hình ảnh được trưng bày, lưu giữ, Bảo tàng giới thiệu với người xem những chiến công, thành tích của lực lượng Công an Hà Nội qua 5 giai đoạn lịch sử của đất nước: Cánh mạng Tháng Tám và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ (1945-1946); trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1946-1954); trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam (1954-975); trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-1985); đảm bảo ANCT và TTATXH ở Thủ đô để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (từ 1986 đến nay).

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 25 Tông Đản, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  •  Điện thoại: 043 825 4151

Bảo tàng giới thiệu về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, Phát xít Nhật, Đế quốc Mỹ (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975). Giới thiệu công cuộc xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam. Mặt trước Bảo tàng Cách mạng quay ra đường Trần Quang Khải, mặt sau là phố Tông Đản. Tháng 12 nǎm 1954, Hội đồng Chính phủ quyết định xây dựng Viện Bảo tàng Cách mạng nhằm phục vụ cho việc thu thập hiện vật trên khắp miền Bắc và tới ngày 6/1/1959, Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam làm lễ khánh thành chính thức đi vào hoạt động.

Bảo tàng Phòng không – Không quân

  • Địa chỉ: Số 171 Trường Chinh, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0435 630 630

Bảo tàng Phòng không – Không quân Việt Nam được xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng Quốc gia Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ những hình ảnh, tư liệu, hiện vật minh chứng cho quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của bộ đội Phòng không – Không quân Việt Nam. Cùng thăm quan Bảo tàng Phòng không – Không quân với bộ sưu tập hiện vật vũ khí độc đáo về 4 lực lượng của bộ đội PK- KQ: Máy bay, Pháo Cao xạ, Tên lửa và Ra đa.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 36 Lý Thường Kiệt, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  •  Điện thoại: 043 825 9936
  • Website: http://www.womenmuseum.org.vn

Với hơn 1000 tư liệu, hiện vật, hình ảnh được thể hiện trong trưng bày, sau khi tham quan, du khách có thể kể lại một cách chi tiết những câu chuyện về người phụ nữ Việt Nam thông qua các nghi lễ, phong tục của hôn nhân, sinh đẻ, tổ chức cuộc sống gia đình; đối diện với các nhân vật từ trong lịch sử đến đương đại; hồi tưởng lại ký ức chiến tranh; hoặc đơn giản là chia sẻ với những niềm vui, sự thích thú của bạn thông qua sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa tộc người từ bàn tay sáng tạo, tài hoa của người phụ nữ.

Website du lịch lớn nhất thế giới – TripAdvisor bình chọn bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được nằm trong top 3 danh sách 94 điểm du lịch hấp dẫn nhất Hà Nội năm 2014 và là 1 trong 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á (6/2013). Theo đánh giá của độc giả Tripadvisor: “Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam không chỉ hấp dẫn du khách bởi chất lượng mà còn bởi phương thức phục vụ tốt và sự sáng tạo đổi mới. Bên cạnh những trưng bày thường niên, bảo tàng còn tổ chức các chuyên đề riêng về hình ảnh người phụ nữ từ quá khứ đến hiện tại ở các dịp trong năm. Rất nhiều hình ảnh về người phụ nữ trong gia đình hay những người phụ nữ bị bạo hành, du khách chỉ xem được khi đến với Bảo tàng này”.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 1 Tràng Tiền, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Điện thoại: 043 824 2433
  • Website: http://www.baotanglichsu.vn

Bảo tàng Lịch sử là công trình kiến trúc do một kỹ sư người Pháp xây dựng vào khoảng những năm 1925 đến 1932. Kiến trúc của công trình đồ sộ này là sự kết hợp giữa phong cách Trung Quốc và phong cách Pháp. Các hiện vật trong bảo tàng có niên đại trải khắp chiều dài lịch sử Việt Nam. Một trong những điểm nhấn của bảo tàng là những đồ vật bằng đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 3 trước Công Nguyên tới thế kỷ 3 sau Công Nguyên) và các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng HinDu đẹp mê hồn của văn hóa Khmer, Champa.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Huyên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội (đối diện công viên Nghĩa Đô)
  • Điện thoại: 043 756 2192
  • Website: http://www.vme.org.vn

Bảo tàng là nơi trưng bày và lưu giữ quý giá về văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đây là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với những chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Du khách đến đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc, các sắc thái văn hóa đa dạng và đặc sắc của từng tộc, từng vùng cũng như những giá trị truyền thống chung của các dân tộc. Vì vậy, từ nhân dân khắp các miền trong nước đến khách nước ngoài, từ học sinh, sinh viên đến nhà khoa học đều có thể tìm thấy sự hấp dẫn ở đây.

Thời gian mở cửa

Lưu ý: Giá vé cập nhật lần cuối vào tháng 8 năm 2014.

Bảo tàng Công Binh

Thời gian mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ 2)

  • Buổi sáng: Từ 8h đến 11h15
  • Buổi chiều: Từ 13h đến 16h15

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Thời gian mở cửa:

  • Từ 8h30 đến 17h các ngày trong tuần từ thứ Hai đến Chủ Nhật.
  • Bảo tàng sẽ đóng cửa trong dịp Tết Âm lịch.

Giá vé vào cửa:

  • Người lớn: 30.000 đồng/người
  • Sinh viên và học sinh cấp 3 (từ 16 đến 18 tuổi): 15.000 đồng/người (xuất trình thẻ học sinh, sinh viên)
  • Trẻ em và học sinh từ 06 đến 16 tuổi: 10.000 đồng/người
  • Miễn vé cho các đối tượng tham quan là người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 6 tuổi
  • Thuyết minh cho khách thăm quan: 150.000 đồng/lượt

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Thời gian mở cửa:

  • Bảo tàng Hồ Chí Minh mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 8h-16h30
  • Thứ 2 và thứ 6 từ 8h-12h

Bảo tàng Chiến thắng B52

Thời gian mở cửa:

  • Buổi sáng: từ 8h đến 11h30
  • Buổi chiều: từ 13h00 phút đến 16h30
  • Trừ các ngày Chủ nhật và thứ Hai

Bảo tàng Lực lượng Tăng Thiết giáp

Thời gian mở cửa:

Bảo tàng lực lượng Tăng – Thiết giáp mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ 6)

  • Buổi sáng: từ 8h đến 11h
  • Buổi chiều: từ 14h đến 16h

Bảo tàng Binh chủng Thông tin

Thời gian mở cửa:

  • Tất cả các ngày trong tuần: Thứ 2, 3, 4, 5, 6.
  • Buổi sáng: Từ 8h đến 11h
  • Buổi chiều: Từ 13h30 đến 16h30

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thời gian mở cửa:

  • Buổi sáng từ 8h đến 11h30
  • Buổi chiều từ 13h đến 16h30

Giá vé vào cửa:

  • Giá vé tham quan dành cho khách nội địa người lớn (trên 15 tuổi) là 20.000đ/người; người cao tuổi, học sinh, sinh viên và trẻ em dưới 16 tuổi là 10.000đ/1 người Miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi
  • Giá vé tham quan dành cho khách quốc tế là 40.000đ/1 người
  • Giá vé chụp ảnh: 30.000đ/máy giá vé quay phim chuyên đề có thời gian quay dưới 1 giờ là 300.000đ/máy, từ 1 giờ đến 2 giờ là 400.000đ/máy, trên 2 giờ đến 3 giờ là 500.000đ/máy

Bảo tàng Biên Phòng

Thời gian mở cửa:

  • Mở cửa các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6.
  • Buổi sáng: Từ 8h đến 11h

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

Thời gian mở cửa:

  • Bảo tàng mở cửa vào các ngày trong tuần và ngày lễ;  trừ thứ hai
  • Buổi sáng: 8h00 đến 11h45
  • Buổi chiều: 13h30 đến 16h15

Bảo tàng Phòng không – Không quân

Thời gian mở cửa:

  • Bảo tàng mở cửa vào các ngày thứ hai, thứ ba, thứ Tư, thứ năm, thứ bảy và Chủ Nhật (riêng khách đi theo đoàn và có thông báo trước thì bảo tàng sẽ phục vụ cả thứ sáu)
  • Buổi sáng: 8h đến 11h
  • Buổi chiều: 13h đến 16h
  • Riêng thứ bảy, Chủ Nhật, ngày lễ mở cửa đến 16h30

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Thời gian mở cửa:

  • Từ 8h sáng đến 17h tất cả các ngày trong tuần.

Giá vé vào cửa:

  • Giá vé chung áp dụng cho tất cả các đối tượng tham quan là: 30.000 đồng/người

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Thời gian mở cửa:

  • Sáng: Từ 8h đến 12h
  • Chiều: Từ 13h30 đến 17h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến Chủ nhật
  • Lưu ý: Bảo tàng đóng cửa thứ 2 tuần đầu tiên của tháng

Giá vé vào cửa:

  • Đối với người lớn: 20.000 đồng/người
  • Đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề khi tới tham quan đi theo đoàn có liên hệ trước chỉ phải mua vé với giá 10.000 đồng/người. Nếu đi lẻ thì phải xuất trình thẻ sinh viên để mua vé giá ưu đãi
  • Đối với học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông được miễn phí vé tham quan 2 ngày trong tuần là hai ngày thứ ba và thứ sáu đối với đoàn dưới 100 người. Trường hợp trên 100 người thì số người từ 101 trở đi mua vé với giá 10.000 đồng/người
  • Học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông đi vào các ngày còn lại (thứ hai, thứ tư, thứ năm, thứ bảy, Chủ Nhật) phải mua vé với giá 10.000 đồng/người
  • Đối tượng tham quan thuộc các trường hợp đặc biệt như: Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người già neo đơn, những người có công với nước… mang giấy chứng nhận đến bảo tàng thì được miễn phí tham quan

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Thời gian mở cửa:

  • Bảo tàng mở cửa hằng ngày từ 8h30 đến 17h30, chỉ đóng cửa vào các ngày thứ hai hằng tuần và vào dịp Tết Nguyên Đán.

Giá vé vào cửa:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi; người khuyết tật đặc biệt được miễn phí vé vào cửa
  • Đối với người lớn: 40.000 đồng/người
  • Đối với sinh viên: 15.000 đồng/người (có xuất trình thẻ sinh viên)
  • Học sinh, trẻ em: 10.000 đồng/người
  • Người cao tuổi; người khuyết tật: 20.000 đồng/người

Loca sẽ tiếp tục cập nhật thông tin, các bạn thông cảm nếu thông tin chưa được hoàn thiện nhé…

Phương tiện đi lại

Các bạn nên đi lại bằng phương tiện công cộng bởi hầu hết các tuyến xe buýt tại Hà Nội đều đi qua các bảo tàng nổi tiếng; hơn thế nữa, bạn không phải lo về việc gửi xe và thậm chí bạn còn có thể tự do đi bộ đến các điểm khác.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Công Binh

Điểm dừng: Đường Lạc Long Quân, cách ngã ba Xuân La 70 mét

  • Xe buýt số 13 (cả 2 chiều)
  • Xe buýt số 25 (cả 2 chiều)
  • Xe buýt số 55 (cả 2 chiều)

Xe buýt đi qua Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Điểm dừng: Bệnh viện Xanh-pôn.

  • Xe buýt số 02.
  • Xe buýt số 23.
  • Xe buýt số 41.

Điểm dừng: Số 85 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

  • Xe buýt số 02.
  • Xe buýt số 18.
  • Xe buýt số 23.
  • Xe buýt số 32.
  • Xe buýt số 34.
  • Xe buýt số 38.
  • Xe buýt số 45.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Hồ Chí Minh – Hà Nội.

Điểm dừng: Số 18A Lê Hồng Phong, Hà Nội.

  • Xe buýt số 09. Hướng đi: Bờ Hồ – Cầu Giấy – Bờ Hồ.
  • Xe buýt số 18. Hướng đi: Bách Khoa – Long Biên – Chùa Bộc – Bách Khoa.
  • Xe buýt số 33. Hướng đi: Xuân Đỉnh – Bến xe Mỹ Đình.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Địa chất.

Điểm dừng: Bến đỗ xe Trần Khánh Dư.

  • Xe buýt số 02. Hướng đi: Bến xe Yên Nghĩa – Bác Cổ.
  • Xe buýt số 03. Hướng đi: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 3B. Hướng đi: Vincom Long Biên – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 19. Hướng đi: Bến xe Yên Nghĩa – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 35. Hướng đi: Mê Linh – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 42. Hướng đi: Đức Giang – Kim Ngưu.
  • Xe buýt số 43. Hướng đi: Thị trấn Đông Anh – Công viên Thống Nhất.
  • Xe buýt số 44. Hướng đi: Bến xe Mỹ Đình – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 48. Hướng đi: Vạn Phúc (Thanh Trì) – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 49. Hướng đi: Khu đô thị Mỹ Đình 2 – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 51. Hướng đi: Công viên Cầu Giấy – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 55. Hướng đi: Cầu Giấy – Bến xe Lương Yên.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Chiến thắng B52.

Điểm dừng: Số 195B Đội Cấn, Hà Nội.

  • Xe buýt số 09.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Lực lượng Tăng Thiết giáp.

Điểm dừng: Số 122-124 Hoàng Quốc Việt.

  • Xe buýt số 07. Hướng đi: Sân bay Nội Bài – Cầu Giấy.
  • Xe buýt số 14. Hướng đi: Cổ Nhuế – Bờ Hồ.
  • Xe buýt số 38. Hướng đi: Nam Thăng Long – Mai Động.
  • Xe buýt số 45. Hướng đi: Nam Thăng Long – Times city.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Binh chủng Thông tin.

Điểm dừng: Số 70-72 Kim Mã.

  • Xe buýt số 22. Hướng đi: Bến xe Gia Lâm – Viện 103.
  • Xe buýt số 32. Hướng đi: Bến xe Giáp Bát – Nhổn.
  • Xe buýt số 34. Hướng đi: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Mỹ Đình.
  • Xe buýt số 50. Hướng đi: Long Biên – Sân vận động Quốc gia.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Điểm dừng: Cột cờ Hà Nội.

  • Xe buýt số 09.
  • Xe buýt số 18.
  • Xe buýt số 41.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Biên phòng.

Điểm dừng: Đối diện Bệnh viện Trung ương 108.

  • Xe buýt số 02. Hướng đi: Trần Khánh Dư – Bác Cổ.
  • Xe buýt số 03. Hướng đi: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 3B. Hướng đi: Vincom Long Biên – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 35. Hướng đi: Trần Khánh Dư – Mê Linh.
  • Xe buýt số 43. Hướng đi: Thị trấn Đông Anh – Công viên Thống Nhất.
  • Xe buýt số 49. Hướng đi: Trần Khánh Dư – Khu đô thị Mỹ Đình 2.

Điểm dừng: Bệnh viện Trung ương 108.

  • Xe buýt số 03. Hướng đi: Bến xe Giáp Bát – Bến xe Gia Lâm.
  • Xe buýt số 3B. Hướng đi: Bến xe Giáp Bát – Vincom Long Biên.
  • Xe buýt số 42. Hướng đi: Kim Ngưu – Đức Giang.
  • Xe buýt số 43. Hướng đi: Công viên Thống Nhất – Thị trấn Đông Anh.
  • Xe buýt số 44. Hướng đi: Bến xe Mỹ Đình – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 45. Hướng đi: Nam Thăng Long – Times city.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Công An Nhân dân.

Điểm dừng: Số 80 Trần Hưng Đạo.

  • Xe buýt số 03. Hướng đi: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 3B. Hướng đi: Vincom Long Biên – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 11. Hướng đi: Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Công viên Thống Nhất.
  • Xe buýt số 40. Hướng đi: Như Quỳnh – Công viên Thống Nhất.
  • Xe buýt số 43. Hướng đi: Thị trấn Đông Anh – Công viên Thống Nhất.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Điểm dừng: Vườn hoa Trần Quang Khải.

  • Xe buýt số 03. Hướng đi: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 3B. Hướng đi: Vincom Long Biên – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 42. Hướng đi: Đức Giang – Kim Ngưu.
  • Xe buýt số 43. Hướng đi: Thị trấn Đông Anh – Công viên Thống Nhất.
  • Xe buýt số 55. Hướng đi: Cầu Giấy – Bến xe Lương Yên.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Phòng không – Không quân Việt Nam.

Điểm dừng: Hồ Hố Mẻ – Đối diện bảo tàng Phòng không – Không quân.

  • Xe buýt số 16. Hướng đi: Bến xe Giáp Bát – Bến xe Mỹ Đình.
  • Xe buýt số 19. Hướng đi: Trần Khánh Dư – Bến xe Yên Nghĩa.
  • Xe buýt số 24. Hướng đi: Bến xe Lương Yên – Cầu Giấy.

Điểm dừng: Đối diện 196 Trường Chinh.

  • Xe buýt số 16. Hướng đi: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 19. Hướng đi: Bến xe Yên Nghĩa – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 24. Hướng đi: Cầu Giấy – Bến xe Lương Yên.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Điểm dừng: Số 32 Lý Thường Kiệt.

  • Xe buýt số 08. Hướng đi: Long Biên – Đông Mỹ.
  • Xe buýt số 45. Hướng đi: Times city – Nam Thăng Long.
  • Xe buýt số 49. Hướng đi: Trần Khánh Dư – Khu đô thị Mỹ Đình 2.

Xe buýt đi qua Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Điểm dừng: Đối diện số 01 Tràng Tiền.

  • Xe buýt số 34. Hướng đi: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Mỹ Đình.

Điểm dừng: Bến đỗ xe Trần Khánh Dư.

  • Xe buýt số 02. Hướng đi: Bến xe Yên Nghĩa – Bác Cổ.
  • Xe buýt số 03. Hướng đi: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 3B. Hướng đi: Vincom Long Biên – Bến xe Giáp Bát.
  • Xe buýt số 19. Hướng đi: Bến xe Yên Nghĩa – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 35. Hướng đi: Mê Linh – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 42. Hướng đi: Đức Giang – Kim Ngưu.
  • Xe buýt số 43. Hướng đi: Thị trấn Đông Anh – Công viên Thống Nhất.
  • Xe buýt số 44. Hướng đi: Bến xe Mỹ Đình – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 48. Hướng đi: Vạn Phúc (Thanh Trì) – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 49. Hướng đi: Khu đô thị Mỹ Đình 2 – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 51. Hướng đi: Công viên Cầu Giấy – Trần Khánh Dư.
  • Xe buýt số 55. Hướng đi: Cầu Giấy – Bến xe Lương Yên.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Điểm dừng: Công viên Nghĩa Đô.

  • Xe buýt số 07. Hướng đi: Sân bay Nội Bài – Cầu Giấy.
  • Xe buýt số 12. Hướng đi: Đại Áng – Công viên Nghĩa Đô.
  • Xe buýt số 38. Hướng đi: Nam Thăng Long – Mai Động.
  • Xe buýt số 39. Hướng đi: Bệnh viện nội tiết Trung ương (Tứ Hiệp) – Công viên Nghĩa Đô.

Nếu bạn thấy hay, chia sẻ ngay trên facebook nhé! →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *