Đến với Long An ngoài thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, khám phá văn hóa độc đáo của người bản địa, bạn nhớ đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản Long An nổi tiếng như: canh chua cá chốt, lẩu mắm, thanh long Châu Thành,.. Cụ thể những món đặc sản đã làm thêm tiếng tăm của vùng đất Long An này là gì, cùng Loca khám phá trong bài viết này nhé!
Phụ lục
1. Thịt lợn muối chua Long An
Thịt lợn muối chua là một món ăn rất độc đáo, thường được xuất hiện trong những dịp lễ tết, hội hè, cưới hỏi và còn là món ăn truyền thống mà người dân xứ Mường dành để tiếp đãi khách quý.
Nói đến thịt lợn thì có thể chế biến thành biết bao món ngon như thịt lợn thui, thịt lợn nướng, heo quay, heo gác bếp… nhưng đem muối chua thì chỉ có trong phong tục của người Mường.
Thịt lợn muối chua rất kỳ công trong cách chế biến, cần phải biết kết hợp với nhiều loại lá rừng, những sản vật sẵn có và những thứ là ấy như lá quế, lá mít, lá trầu không… đều được xem là bài thuốc quý cho cơ thể.
Để có thịt lợn muối chua ngon thì phải chọn được con lợn choai, thả dông dài ngày để thịt chắc, ăn sẽ ngọt thịt hơn và đặc biệt khi muối chua sẽ không bị ướt. Thịt lợn được thái miếng ướp với nhiều muối và giềng khô giã nhỏ, tất cả đem trộn với rượu nếp cái và men lá rừng thật đều tay thì thịt lợn mới ngấm được tất cả các gia vị đã tẩm ướp.
Đầu tiên, người ta đem ủ thịt vào một cái bồ, dưới bồ lót lá chuối, rải lớp gạo rang giã dập trộn muối (gạo đem rang khô, giã nhỏ thành bột tấm thơm), sau đó lần lượt xếp thịt ướp nguyên liệu, lớp gạo rang cho đến khi đầy bồ rồi nén lại đem gác trên bếp củi đun. Sau một đến hai tuần, khi các men lá, men rượu và giềng ngấm đậm đà vào từng thớ thịt lợn sẽ tạo nên vị chua mặn hấp dẫn người ăn.
Thịt lợn muối chua đạt chuẩn thì phải giữ được sắc tươi của thịt, màu vàng ươm của thính gạo rang hòa quyện trong từng miếng thịt. Khi cắn miếng thịt muối chua bạn sẽ cảm nhận được vị bùi của thịt, ngậy của bì, chua của men rừng, mặn của muối và không thể thiếu vị thơm của thính gạo.
Khi ăn, có thể cuốn một miếng thịt muối chua trong một lớp lá rừng có vị bùi, cay của giềng, thơm của húng quế, chát của lá mít và trầu không rất lạ miệng. Với những ai lần đầu ăn thường cảm thấy lạ vị hoặc thậm chí không ăn được, nhưng nếu đã ăn đến miếng thứ hai thì sẽ muốn ăn thêm miếng nữa để thưởng thức sự khác biệt của món ăn này.
2. Cá lóc nướng trui Long An
Nhắc đến miền Tây Nam Bộ thì những người hay đi du lịch hay sành ăn đều biết đến nơi đây với cá và tôm cùng những món ăn từ dân dã đến sang trọng từ chúng. Đặc biệt phải kể đến các món cá lóc hấp mặn hay chiên xù, nhưng đều không thể bằng món cá lóc nướng trui.
Thực tế, cá lóc chính là cá quả hay cá chuối theo cách gọi ở miền Bắc. Cá lóc nướng trui là món ăn đặc trưng của miền đồng nước nơi đây và gắn liền với quá trình khai hóa đất phương Nam của cha ông ta xưa. Một đặc điểm rất riêng của món cá lóc nướng trui là không cần sơ chế cá trước khi nướng, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng và cũng không tẩm ướp gia vị.
Theo kinh nghiệm mà người dân Nam Bộ chia sẻ thì phải chọn cá lóc sống trong môi trường tự nhiên thì mới ngon, bởi chỉ có những con cá đó mới săn chắc, có vị ngọt thơm, hoàn toàn không bở và tanh như cá lóc nuôi bể.
Nướng trui là cách nướng cắm que qua miệng đến hết thân cá, cắm que xuống đất rồi chất rơm đốt tới khi cá thơm lừng thì rút bỏ que, cạo lớp vẩy cháy đen, đặt vào đĩa hạt xoài, rưới mỡ hành.
Cá lóc nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt thì bạn sẽ cảm nhận được mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt mà không phải thứ đặc sản nào cũng có. Ngoài ra, bạn có thể cuộn bánh tráng kèm rau thơm với dưa leo, giá đỗ sống và bún, chấm cùng nước mắm sả ớt, dầm trái me chín.
Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon, vừa cay, vừa mặn, vừa ngọt, vừa thơm của món ăn đặc sản này. Riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me.
Ngày nay, cá lóc nướng trui đã trở nên phổ biến trong bữa cơm gia đình, các bữa tiệc tùng và tại các nhà hàng đều có phục vụ. Tuy vậy, món cá có chút biến tấu khác trước ở việc thêm mỡ hành, cuốn với bánh tráng hấp dẫn.
3. Thanh long Châu Thành
Là loại trái cây đặc sản được trồng phổ biến ở vùng Châu Thành, thanh long có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Từ những cành thanh long thả leo trên cây dông uốn mình cho ra những trái chín mọng đỏ hấp dẫn khách tham quan vườn cây cũng như thưởng thức vị ngọt mát của trái cây này.
Dù có nhiều nơi trồng nhưng vùng Châu Thành vẫn được coi là nổi tiếng nhất. Thanh long Châu Thành từng có một thời “hoàng kim” đến mức có nói đến thanh long là người ta nhớ đến đất Châu Thành.
Gần đây, người nông dân nhà vườn Châu Thành đã chặt bỏ giống thanh long cũ, chuyển cách trồng theo kiểu cũ là kèm với một cây khác làm chỗ cho thanh long bám sang trồng giống thanh long mới với cọc bê tông thẳng lối trông vô cùng đẹp mắt.
Chính việc chuyển đổi từ trồng cây trụ sống sang trụ sạn (bê tông) và xông đèn để trái chính nhanh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nơi đây. Hiện có hai loại thanh long là loại ruột trắng và loại ruột đỏ.
Thanh long ruột trắng hay còn gọi là thanh long Bình Thuận hay thanh long Chợ Gạo, có nguồn gốc từ cách đây hơn 100 năm khi người Pháp du nhập vào Việt Nam và được trồng phổ biến tại các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Đây là một giống thích nghi trên nhiều loại đất như đất xám bạc màu, đất cát pha hoặc đất núi (Bình Thuận), đất đỏ (Long Khánh – Đồng Nai), đất thấp và nhiễm phèn (Long An, Thành phố Hồ Chí Minh), đất thịt pha sét và thấp (Tiền Giang).
Cây thanh long ruột trắng sinh trưởng mạnh, cành to, khỏe, màu xanh, thường có dạng ba cạnh.Cây có thể cho quả sau khi trồng 2,5 – 3 năm với ưu điểm cho năng suất cho quả cao, quả khá đẹp nên có thể xuất khẩu và khi quả ở độ chín có thể giữ trên cây kéo dài đến 30 ngày.
Loại thứ hai là thanh long ruột đỏ được lai tạo hữu tínhgiữa giống thanh long ruột trắng Bình Thuận và giống thanh long ruột đỏ nhập từ Colombia năm 1998.
Thanh long ruột đỏ là giống cây sinh trưởng mạnh, cành khá to, khỏe, hoa có lá bắc màu xanh với chóp đỉnh màu tím nâu. Đây là giống có khả năng ra hoa tự nhiên mạnh và gần như quanh năm, tập trung nhiều trong khoảng tháng 3 – 9 dương lịch.
4. Dưa hấu Long Trì
Là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, trái dưa hấu còn giúp cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như A, C, E và một vài loại chất khác. Trong dưa hấu cũng có một loại đường khá phù hợp với người mắc bệnh tiểu đườn; những người bị sỏi thận, viêm bàng quang, viêm thận, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa cũng nên ăn dưa hấu.
Ăn dưa hấu sẽ giúp cơ thể bạn đề kháng được virus xâm nhập, tăng cường hệ miễn dịch. Dưa hấu giúp phụ nữ có làn da mịn màng hơn.
Ở miền Nam, dưa hấu Long Trì (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) nổi tiếng từ nhiều năm nay và được người ưa chuộng nhờ độ ngọt thanh vốn có.
Khi vụ lúa hè thu của người làm nông tiêu thụ với giá cả thấp thì nhiều hộ dân ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ đã đưa dưa hấu xuống ruộng mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với lúa hè thu. Tuy vậy, trồng dưa hấu lại không hề dễ dàng chút nào, nhưng thời gian ngắn và lợi nhuận thu về nhiều.
5. Bánh tét Long An
Ngày Tết ở miền Nam nơi đây thường không thể không có bánh tét, giống như ngoài Bắc thì không thể thiếu bánh chưng. Thực tế, đến nay chỉ riêng người dân Quảng Bình mới gọi loại bánh này là bánh đòn. Còn từ vùng Quảng Trị đổ vào thì người dân đều gọi là bánh tét. Tương truyền rằng, bánh tét có xuất xứ từ một tỉnh nào đó ở phía Bắc.
Ngày nay, bánh tét phong phú và đa dạng hơn trước rất nhiều. Cũng từ nếp cái, thịt mỡ, đỗ xanh nhưng mỗi nơi bánh tét lại có một sự khác biệt nhất định. Vì dụ như ở Huế, ngoài các nguyên liệu kể trên thì còn có thêm đậu phộng bằng điều; hay ở Long An, Tiền Giang thì lớp nếp của bánh tét lại trộn thêm dừa nạo, được xào với đường.
Trước đây ở vùng đất Long An, bánh tét thường được làm bằng nếp than, một loại nếp được trồng nhiều. Ngay khi bóc bánh ra người ta thường thấy lớp tím thẫm, mượt mà như kích thích sự thèm ăn. Có một số nơi còn trộn đậu đen lẫn vào nếp than khiến cho loại bánh này đã dẻo lại còn bùi.
Riêng vùng Mỹ Tho thì lại nổi tiếng với bánh tét nước tro, loại bánh này tuy khó làm nhưng ăn ngon, dễ tiêu hóa, hương vị có nhân mặn ngọt tùy thích.
Đặc biệt ở hai tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, người dân nơi đây vô cùng khéo tay khi làm ra bánh tét bốn màu công phu trong cách làm nên thường chỉ dùng đãi khách trong các dịp lễ tết vui vẻ. Bánh tét bốn màu được làm rất nhờ bí quyết nhuộm màu gạo và cách gói khéo tay. Màu xanh lá cây của bồ ngót, màu đỏ của trái gấc, màu vàng của đậu xanh, màu trắng là của nếp.
Tuy nhiên, gói bánh tét khó gói hơn bánh chưng vô cùng nên đòi hỏi phải khéo tay thì chiếc bánh mới tròn để được. Nếu gói không chắc tay hay ướp nhân chưa tới thì bánh sẽ bị bở, cục mỡ chưa cắn đã tan.
Bánh tét đúng bài là nếp phải được vo thật sạch, để ráo nước, đỗ xanh cà vỡ đôi, đãi sạch bỏ bỏ. Thịt mỡ được cắt miếng dài, vuông góc ướp với muối, đường, hành một đêm trước khi gói để gia vị ngấm mới giữ cho mỡ cứng. Khi gói phải vỗ đều tay cho nếp chặt. Ở miền Tây, người gói thường xếp hai lá đầu, bẻ bốn góc, còn ở miền Đông có nơi lại chỉ bẻ ba góc.
Bên cạnh bánh tét nhân mặn, có nơi còn làm bánh tét nhân ngọt bằng đậu xanh trộn đường, dừa nạo hoặc chuối sứ. Bánh tét nhân ngọt thường dùng cho người ăn chay hay những gia đình không đủ điều kiện mua thịt mỡ.
Bánh tét nấu rất lâu nên nhiều người hay đem ngâm với nước khóm chừng một giờ trước khi luộc để bánh chín nhanh hơn. Khi làm cách này, bánh sẽ mất đi vị ngon và dẻo đặc trưng. Thưởng thức bánh tét chỉ cần lấy sợi dây lạt cắt khoanh ăn cùng thịt kho, trứng vit, hành, kiệu mới là ngon nhất.
6. Gạo Nàng Thơm Chợ Đào
Vùng đất Chợ Đào thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An là nơi xuất xứ của một cây lúa có hương vị thơm ngon, đặc biệt là gạo Nàng Thơm Chợ Đào. Đây vốn là loại gạo hạt thon dài, khi chà trắng ra, bên trong có hột lựu hồng hồng, gạo Nàng Thơm Chợ Đào lâu nay nổi tiếng bởi mùi thơm, dù có cho bao nylon để 4 đến 5 tháng vẫn thơm lừng
Gạo Nàng Thơm Chợ Đào là loại gạo nổi tiếng thơm ngon, được nhiều người biết đến bởi những ưu điểm nổi bật hiếm có. Gạo khi nấu thành cơm thường rất dẻo, vị ngọt thanh, mùi thơm lâu và đặc biệt không bị thiu dù để qua ngày. Và cũng chỉ có nơi đây mới được coi là vùng đất duy nhất có thể trồng và nhân giống loại gạo đặc sản này.
Gạo Nàng Thơm Chợ Đào được gieo tháng 6, 7 đến ngày đông chí thì trổ bông, đến 20 tháng Chạp thì gặt được. Cho dù lúa có cấy sớm thì cũng phải chờ đến ngày tiết đông chí mới trổ bông. Mỗi năm người dân địa phương chỉ trồng được một vụ. Do cũng bởi là loại gạo ngon cho nên sau khi thu hoạch thì phần lớn người dân nơi đây đều để dành riêng cho thân nhân hoặc người quen thay vì bán ra thị trường.
7. Đậu phộng Đức Hòa
Nếu có dịp đến Đức Hòa vào những ngày giáp Tết, bạn sẽ tận mắt chứng kiến cảnh đẹp của cánh đồng đậu phộng. Một cánh đồng rộng mênh mông như đổi mới bởi một màu xanh mơn mởn khoác ở bên ngoài. Dưới những tán lá xanh chính là những chùm hoa màu vàng tươi của cây đậu phộng.
Về huyện Đức Hòa (Long An) dịp này, bạn sẽ nhìn thấy quang cảnh những người nông dân đang miệt mài nhổ, nhặt đậu phộng (lạc) trên những cánh đồng đất xám. Trên suốt con đường nhựa từ thị trấn Đức Hòa qua xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa Thượng, Hòa Khánh Đông, Hòa Khánh Nam cho tới thị trấn Hậu Nghĩa, quang cảnh thu hoạch đậu phộng còn sôi động hơn nhiều
Bên cạnh những đám ruộng xanh ngát lá đậu phộng là những đám ruộng đậu phông đã thu hoạch xong, thân cây được chất thành đống làm thức ăn cho đàn bò nơi đây.
Nếu nhìn kỹ hơn bạn sẽ thấy những quả đậu phộng Đức Hòa được hình thành trên mặt đất sau khi hoa được thụ phấn, những quả này đâm xuống đất và lớn dần lên theo thời gian như chính câu đố vui dân gian về loại cây này, “Cây gì hoa quả đôi nơi, hoa trên mặt đất quả vùi dưới sâu”.
8. Mắm còng Cần Giuộc
Mắm còng ở vùng Cần Giuộc, một trong những đặc sản độc đáo của người dân Nam Bộ từ nhiều năm qua đến nay đang trở nên ngày một hiếm hơn.
Ở lưu vực cửa sông Soài Rạp và Cửa Tiểu gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), Gò Công Đông (Tiền giang), Nhà Bè, Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) có nhiều bãi bồi triền lá dừa, bần, sú vẹt, quanh năm nước mặn. Trên chính những bãi bồi nước mặn ấy có nhiều loại thủy sản quần tụ, tiêu biểu nhất là còng.
Loại mắm còng mặn được làm từ nước cốt thịt còng quanh năm nhưng ngon nhất là lượng còng đã được đem về từ ngày mùng năm tháng năm. Làm mắm còng không phức tạp. Đầu tiên, còng tươi rửa sạch rồi đâm nhuyễn với muối, đem phơi nắng ba bốn ngày, vắt lấy nước cốt và đem phơi nắng tiếp đến khi mắm keo lại, có màu đen sệt như bùn.
Để tạo nên hương vị riêng, có người chọn ướp thêm rượu, có người lại chọn pha cơm nếp, nhưng mắm còng phổ biến thì có vị nồng nàn mà nếu bạn chưa quen thì cảm thấy không thích thú, nhưng nếu bạn đã nếm một lần rồi thì không thể quên được hương vị đặc trưng này của nó.
Mắm còng khi ăn thường kèm với thịt ba chỉ, rau sống, bún tươi, dưa leo chuối chát, đóng vai trò là món nhắm đậm đà chất Nam Bộ. Ăn mắm còng, uống rượu đế sẽ giúp bạn thấm đượm hơn hương vị nơi đây.
9. Cá rô Long An
Thông thường, mùa cá rô đồng bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 âm lịch, khi cái nóng oi bức nhường chỗ cho những cơn mưa mùa hè mát dịu. Vào đầu mùa, rô ron – một loại cá non, xương mềm và thường chỉ bé bằng ngón tay cái – khi được chiên giòn chấm nước mắm gừng cay thì sẽ trở thành một món ăn hấp dẫn bất cứ người nào.
Bước sang tháng 7, khi cá rô ron bắt đầu “ôm trứng”, bụng căng tròn trứng vàng ươm thì cũng là lúc này những loại cá rô to tươi roi rói được bày bán rất nhiều trong các chợ quanh vùng.
Cá rô ron – tên khác là quyết ngư (có vị ngọt, không độc và có thể chữa được nhiều bệnh – là một món ăn dân dã của người dân đồng bằng sông Cửu Long, giản dị từ những nguyên liệu cho đến cách chế biến và thưởng thức.
Cá rô khi kết hợp với các sản vật của từng địa phương sẽ tạo nên những món ăn phong phú. Đôi khi là vài cọng bông súng tím ngắt trong ao, nắm rau bợ xanh mọc ven đê, hay rổ bông so đũa màu trắng ngà cũng đủ tạo nên sự khác biệt trong ẩm thực Long An. Chỉ với cá rô, người dân nơi đây có thể nấu một bữa cơm gia đình với đủ các món canh, kho, chiên, nướng và cá khô.
Riêng canh cá rô thì có đủ các món với hương vị khác nhau như cá rô nấu khổ qua, canh cá rô rau bợ, canh cá rô cải xanh, ngon nhất phải kể đến là canh chua cá rô bông so đũa. Mặc dù người ta có thể nấu canh chua với bạc hà, giá sống, nhưng canh chua bông so đũa vẫn là ngon nhất.
Nếu như món cá kho tộ phải để lửa riu riu thì món canh chua lại cần lửa lớn, để nồi canh sôi vài lần cho trứng cá tan ra nổi lên trên bề mặt. Khi ăn, bạn có thể cảm nhận được vị ngọt của bông so đũa, vị béo của trứng cá rô hòa.
Cá rô kho khế cũng là một món ăn dân dã, chỉ ngon khi dùng khế chua, còn xanh và hơi chát. Cá rô kho tộ thường chọn loại to, béo, tẩm ướp nước màu dừa cho thấm rồi xếp vào nồi sành, cứ lần lượt mỗi lớp cá là một lớp khế, khi kho để lửa riu riu. Khi ăn, bạn gắp một miếng cá trong tộ ra kèm với lát khế sẽ thấy vị ngọt, béo của cá hòa quyện cùng vị giòn, chua của khế. Cá rô có nhiều xương nên khi ăn phải chậm rãi, từ tốn mới có thể trải nghiệm được hết vị ngọt, béo và thơm của cá.
Bên cạnh đó, cá rô nấu ngót (hay còn gọi là món kho) có thể dùng làm món ăn với đầy đủ vị mặn, ngọt, chua, cay. Một vài nơi người dân thường nấu ngót cá rô với bầu non, còn người dân Cà Mau, Đồng Tháp Mười thì lại hay nấu ngót với bông súng. Cá rô kho không nên làm quá kỹ, chỉ cần làm sạch vảy và bỏ ruột, cho ngay vào nồi nước sôi đã nêm sẵn nước mắm. Khi cá chín múc ra bát, cho thêm vài cọng bông súng vào, vắt thêm chanh tươi làm nước cá kho đổi thành màu trắng hơi đục.
Ngày nay, hương vị của món ăn từ cá rô đồng dân dã luôn khiến cho ai đã một lần thưởng thức đều cảm thấy nhung nhớ dư vị hồn quê trong mỗi buổi chiều muộn.
10. Rượu đế Gò Đen
Gò Đen là một địa danh nổi tiếng ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An nơi nổi tiếng với rượu đế Gò Đen đã có từ thời Pháp thuộc. Theo ghi chép, tại thời điểm đó, thực dân không cho nhân dân ta nấu rượu vì muốn độc quyền sản xuất thứ rượu công xi – một loại rượu nhạt và không hợp với khẩu vị của người dân. Vì vậy, người dân mỗi vùng lại nghĩ ra được những cách ứng phó nhất định.
Tiêu biểu trong đó phải kể đến người dân Gò Đen nấu rượu lậu trong những đám cỏ đế thân cao hoặc khi nấu xong thì cho vào trong bong bóng lợn, bong bóng trâu, đem giấu đi chờ bán. Loại rượu đế Gò Đen đã được ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó, đến nay vẫn tồn tại bền bỉ.
Trong tâm trí của dân nhậu Nam Bộ, rượu đế Gò Đen được xếp vào hàng ”đệ nhất tửu”, loại rượu được người dân khi nấu chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế.
Bước quan trọng đầu tiên chính là chọn nếp loại phải rặt và nguyên chất, không được lẫn hạt gạo nào. Người nấu rượu Gò Đen xưa hay chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm. trắng đục đều, chúng tường là nếp mỡ, nếp mù u và nếp than đen tuyền – những loại nếp được trồng chính tại địa phương này.
Chọn nếp xong thì đem nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ, sau đó mới nấu; riêng khâu ủ men truyền thống đã phải mất gần một tuần thì rượu sau này mới ngon.
Người Gò Đen luôn kỹ lượng trong mỗi bước nấu rượu, chỉ bắt đầu cất rượu khi nếp được ngâm đến ngày thứ bảy. Nếu loại rượu để thưởng thức thì hay được cho vào hũ sành, bịt kín rồi ngâm xuống ao chừng 100 ngày mang lên uống. Không khó để nhận biết loại rượu đế Gò Đen, thường người sành rượu hay dùng cách lắc chai để dễ dàng nhận biết rượu ngon hay dở. Nếu là rượu ngon thì khi lắc chai sẽ có bọt và phân thành 3 tầng tan rất chậm.
Rượu đế Gò Đen lâu nay chinh phục người uống bởi rượu trong như nước mưa, rót rượu vào ly lắng nghe tiếng rượu chảy cộng với vị cay nồng cũng đã đủ để bạn say trong men nồng.
Nếu bạn thấy hay, chia sẻ ngay trên facebook nhé! →