7 địa điểm du lịch Sapa – Lào Cai – Cập nhật 2019

Đăng ngày 25/01/2024

Sapa có tiềm năng phát triển ngành du lịch với các loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Vì được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, … nơi có khí hậu, thời tiết mát mẻ vào mùa hè, hấp dẫn nhiều du khách khắp nơi trên thế giới tới du lịch.

7 điểm nổi bật nhất khi đến với du lịch Sapa gồm:

1. Hùng vĩ vẻ đẹp Thác Bạc ở Sa Pa

Có thể nói rằng, nếu không được chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp Thác Bạc Sa Pa. Thì các bạn sẽ không thể hình dung ra vẻ đẹp hùng vĩ đó. Thác Bạc cao hơn 200m, đây là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Quanh năm dòng nước trắng xoá đổ tràn xuống dòng suối. Vào những hôm trời trong xanh, các bạn đứng trên núi Hàm Rồng sẽ thấy phía xa là dòng nước trắng như bạc đang chảy xuống. Có thể vì thế mà nhân dân địa phương gọi tên nó là Thác Bạc.

Thác Bạc - SaPa

Thác Bạc – SaPa

Đến Thác Bạc vào mùa hè và mùa thu là thích nhất. Nếu may mắn đến thăm Thác Bạc vào một ngày có nắng lớn, các bạn có thể sẽ được chiêm ngưỡng cầu vồng vắt ngang đỉnh thác. Toàn bộ không khí xung quanh Thác Bạc rất mát mẻ và trong lành.

Dưới chân con dốc dẫn lên thác có một trung tâm giống cá hồi. Cá hồi ở trung tâm được nuôi bằng nguồn nước dẫn từ thác trở về. Vì cá hồi chỉ sống được ở môi trường nước sạch nên có thể thấy rằng nguồn nước ở Thác Bạc

Một số lưu ý khi đến Thác Bạc

  • Các bạn nên mặc quần dài, áo dài tay để tránh bị vắt đốt.
  • Nên mang trong túi xách một bộ quần áo và một chiếc khăn tắm đi, đề phòng trường hợp bị ngã xuống nước.

Vị trí: Thác Bạc thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Thác nằm ngay cạnh Quốc lộ 4D – tuyến đường huyết mạch để đến tỉnh Lai Châu và chỉ cách khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12km về hướng Tây.

2. Kiến trúc độc đáo của Dinh Hoàng A Tưởng

Dinh Hoàng A Tưởng ở Sa Pa cũng là một điểm đến yêu thích của mình bởi kiến trúc độc đáo và đồ sộ như một tòa lâu đài cổ kính giữa núi rừng.

Dinh thự được xây dựng trên khu đất rộng lớn, khoảng hơn 10.000m vuông, ở một ngọn đồi thấp. Do hai kiến trúc sư người Pháp và người Trung Quốc thiết kế. Kiến trúc của dinh theo phong cách Á – Âu kết hợp, tạo sự hài hoà, bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín. Xung quanh khu nhà có đường rào dày gồm 3 cổng: 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Bốn phía tường rào đều có lỗ châu mai, thường xuyên có hai trung đội lính canh phòng cẩn mật. Vòm trên cùng của ngôi nhà chính có đắp nổi hai cành nguyệt quế, giữa có rồng hình mặt nguyệt. Phía sau nhà còn có một hầm thoát hiểm kiên cố và bí mật.

Dinh Hoàng A Tưởng đẹp lộng lẫy

Dinh Hoàng A Tưởng đẹp lộng lẫy

Vị trí: Dinh thự Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trên đường lên Simacai. Dinh nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 70km, đường đi hơi xa và vòng vèo.

3. Biển mây mờ ảo ở vùng cao Y Tý

Xã Y Tý cũng là một trong những điểm đến các bạn nên đặt chân tới khi có dịp đến Sa Pa. Dường như mọi thứ ở đây đều hấp dẫn mình. Từ những nếp nhà đơn sơ của người dân tộc đến những em bé đáng yêu vùng cao. Tất cả toát lên một vẻ đẹp tinh khiết và mộc mạc. Ngoài ra, điều ấn tượng nhất đối với mình có lẽ là mây ở Y Tý – mây như tràn ngập khắp nẻo đường ở Y Tý, khiến không gian trở nên mờ ảo hơn.

Mặt trời trên Y Tý

Mặt trời trên Y Tý

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, bốn bề là núi cao và quanh năm được mây mù che phủ. Vì Y Tý hiếm khi thấy được ánh mặt trời soi đủ cả ngày nên nhiều người gọi Y Tý bằng cái tên “vùng đất mù sương”. Nếu đến đây vào mùa xuân, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng hoa đào, mận nở rất đẹp giữa biển mây đại ngàn.

Kiến trúc nhà độc đáo tại Y Tý

Kiến trúc nhà độc đáo tại Y Tý

Ở Ý Tý có một kiến trúc nhà ở đặc biệt, đó là nhà trình tường. Đây là một kiểu nhà còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thủy theo lối kiến trúc truyền thống của người Hà Nhì. Với thiết kế hình chữ nhật, nhà trình tường có một cửa chính và “cửa tò vò”. Ấy thế mà người dân bản chia sẻ rằng mùa đông rất ấm áp và mùa hè lại mát mẻ. Tường nhà được nện bằng đất rất dày, mái nhà được lợp bằng gỗ hoặc cỏ tranh.

Trẻ em vùng cao Y Tý

Trẻ em vùng cao Y Tý

Những điểm tham quan đẹp ở Y Tý

  • Mốc 92 – Ngã 3 Lũng Pô: Đây là ngã 3 nơi sông Nguyên Giang (Trung Quốc) gặp dòng Lũng Pô trên đất Việt Nam chảy vào đất Việt với tên gọi Sông Hồng.
  • Mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
  • Cầu Thiên Sinh: Cầu Thiên Sinh nằm ở cuối thôn Lao Chải, cách trung tâm xã Ý Tý gần 10km. Theo tiếng dân tộc Hà Nhì, cầu có tên là Thiên Sân Shù, dịch nghĩa là “do trời sinh ra”. Cầu chỉ ngắn chừng 1m, trước đây là một tảng đá tự nhiên bắc qua khe sâu hun hút dưới là dòng suối Lũng Pô gầm gào tung bọt trắng xóa.
  • Đường A Lù – Ngải Thầu và Y Tý -Mường Hum.
  • Thôn Phan Cán Sử: Là một trong 2 thôn cao nhất của vùng biên Y Tý, cách trung tâm xã khoảng 6km với đường vào phải vượt qua khá nhiều con dốc. Từ Phan Cán Sử bạn có thể nhìn bao quát cảnh đẹp của Y Tý.

Một số lưu ý khi tham quan Y Tý

  • Y Tý có 3 khoảng thời gian đẹp, đó là mùa lúa chín từ khoảng nửa cuối tháng 8 cho đến giữa tháng 9, mùa “săn mây” vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm và mùa nước đổ vào khoảng tháng 5 đến tháng 6. Ngoài ra, vào những năm thời tiết lạnh, Y Tý cũng là một điểm có khả năng có tuyết rơi cùng với Sa Pa và Mẫu Sơn – Lạng Sơn.
  • Cung đường Y Tý không phải là một cung đường bằng phẳng và dễ đi, nhất là đoạn đường nối Y Tý với các xã A Lù – A Mú Sung – Lũng Pô. Các bạn điều khiển xe phải tuyệt đối cẩn thận và tập trung cao để có thể ứng xử mọi tình huống xảy ra trên đường.
  • Số điện thoại anh Dũng – đồn trưởng biên phòng Y Tý: 0127 999 9368 (các bạn nên gọi trong trường hợp cần giúp đỡ).
  • Nếu muốn qua biên giới thì các bạn nên mang theo chứng minh nhân dân để trình báo với đồn biên phòng.
  • Một số đoạn đường đi bộ có nhiều bùn ướt nên rất lún và trơn trượt, các bạn lưu ý quan sát địa hình đường đi, tránh bị ngã hay bị lún xuống bùn, sẽ gây bẩn quần áo rất khó chịu.

Vị trí

Y Tý, một xã biên giới vùng cao Tây Bắc, giáp Trung Quốc, thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách huyện lị khoảng 68km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 100km, cách Hà Nội chừng 370km về phía Bắc.

  • Phía Đông giáp xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát.
  • Phía Nam giáp các xã Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
  • Phía Tây giáp Trung Quốc (suối Lũng Pô là ranh giới tự nhiên với chiều dài đường biên khoảng 17km).
  • Phía Bắc giáp xã Ngải Thầu, huyện Bát Xát.

4. Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương

Phan Xi Păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương” với độ cao trên 3000m, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nơi đây cách thị trấn Sa Pa khoảng 9km về phía Tây Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là “Hủa Xi Pan” và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.

Hiện nay Phan Xi Păng có hệ sinh vật rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là về thực vật. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì đỉnh núi Phan Xi Păng được hình thành các đây hơn 100 triệu năm. Trên điểm cao gần 3000m có cột mốc do người Pháp đánh dấu năm 1905. Lên cao nữa, là một khối đá khổng lồ, được kê lên bởi những hòn đá nhỏ tựa chiếc bàn.

Thời điểm thích hợp để tham quan đỉnh Phan Xi Păng

Thời điểm leo núi Hoàng Liên Sơn, chinh phục đỉnh Phan Xi Păng thích hợp nhất là từ tháng 9 năm truớc đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa núi bắt đầu nở.

Vị trí: Phan Xi Păng nằm về phía Tây Nam thị trấn SaPa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Với chiều dài 280 km từ Phong Thổ đến Hòa Bình.

5. Núi Hàm Rồng

Một điểm tham quan nữa ở Sa Pa mà mình rất ấn tượng đó chính là núi Hàm Rồng. Từ trên núi có thể phóng tầm mắt xuống ngắm nhìn thị trấn Sa Pa cùng cảnh đẹp của trời mây của miền Cao. Hơn nữa, không khí trên này rất mát mẻ và trong lành,

Núi Hàm Rồng nằm sát thị trấn Sa Pa, cao gần 2000m. Truyền thuyết kể lại rằng thuở Sapa còn chìm trong đại dương. Có hai anh em nhà rồng trốn đến đây chơi. Ngọc Hoàng phát hiện gọi về, rồng anh nghe thấy đã bay về trời, rồng em mải chơi nên chẳng nghe thấy. Trời sập tối, rồng em mới sực nhớ ra phải về nên quẫy đuôi ngoi lên thì cổng trời đã đóng chặt lại. Rồng em đành phải mãi mãi ở lại hạ giới và hóa thành núi đá. Đầu lúc nào cũng ngẩng lên, dõi mắt về phía trời xanh. Từ đấy ngọn núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ được mang tên “Hàm Rồng”.

Tới lưng chừng núi, các bạn sẽ gặp những vườn lan với hơn 400 loài lan. Mỗi loài mang một vẻ đẹp riêng. Tiếp đến là một bình nguyên thu nhỏ rực rỡ đủ các loài hoa: Cẩm tú cầu, tràng pháo, lay-ơn, đỗ quyên… Giữa lưng chừng núi còn có làng văn hoá các dân tộc Sa Pa. Vào thăm làng văn hóa, các bạn sẽ được chứng kiến các tiết mục văn nghệ do chính các chàng trai, cô gái người Mông, Dao, Sa Phó biểu diễn.

Vị trí: Núi Hàm Rồng nằm ở độ cao khoảng 1800m, ngọn núi này mang tên Hàm Rồng bởi chính hình dáng một chú rồng mà đuôi gác lên Cổng Trời, giáp với xã Hầu Thào và Sa Pả, phần đầu nằm ngay thị trấn Sapa, cách thành phố Lào Cai 33km.

6. Thác Tình Yêu

Nếu Sa Pa là một thành phố trong sương đẹp đến ngỡ ngàng. Thì thác Tình Yêu chính là trái tim, nhịp đập của xứ sở thần tiên ấy. Thác nằm trên địa bàn của xã San Sả Hồ, đồng thời cũng là điểm bắt đầu của hành trình du lịch leo núi chinh phục đỉnh Phan Xi Păng.

Tên gọi “thác Tình Yêu” bắt nguồn từ  câu chuyện tình lãng mạn giữa chàng tiều phu Ô Qui Hồ- người con trai cả của thần núi ngự trị trên dãy Ai Lao và nàng tiên thứ bảy.

dia-diem-du-lich-sapa-9

Thác Tình Yêu có độ cao gần 100m, nằm trên dòng suối Vàng. Bắt nguồn từ đỉnh Phan Xi Păng và nằm trong vùng lõi vườn Quốc gia Hoàng Liên. Các bạn sẽ được đi trên con đường mòn đất đỏ, qua khu rừng bạt ngàn một màu xanh của trúc điểm xuyết sắc hoa đỗ quyên rừng. Các bạn sẽ phải lội qua một con suối nữa là tới thác nước, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến tham quan.

Một lần, do quá mải miết lắng nghe tiếng sáo của chàng nên nàng quên mất là phải về trời. Không chịu được đêm lạnh nơi núi rừng, nàng đã đến bên đống lửa của chàng sưởi nhờ. Đêm ấy, bên ánh lửa bập bùng, chàng tiều phu đã dùng chiếc sáo của mình thổi cho nàng nghe những tình khúc mê hồn… Không gian sôi động đó kéo dài cho đến khi ánh mặt trời lấp ló qua những ngọn cây, nàng mới vội vã bay về trời.

Một số lưu ý khi tham quan Thác Tình Yêu

  • Các bạn nên mặc quần áo gọn nhẹ, tránh mặc quần dài vì sẽ phải xắn ống, rất bất tiện cho việc vượt suối.
  • Nên mang theo một bộ quần áo dự phòng cùng một khăn lau người, đề phòng trường hợp bị ngã ướt quần áo thì còn có đồ mà thay.

Vị trí: Thác Tình Yêu nằm trên địa bàn của xã San Sả Hồ, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 4km về hướng Tây Nam và cách đèo Ô Qui Hồ chừng 3km theo đường thẳng.

7. Bản Cát Cát bình dị

Ngoài những thắng cảnh tự nhiên hùng vĩ như núi Hàm Rồng. Hồ Thác Bạc hay những công trình đồ sộ như Dinh Hoàng A Tưởng; những bản làng của người dân vùng cao cũng là một điểm tham quan thú vị của Sa Pa. Bản Cát Cát cách trung tâm thị trấn Sa Pa không quá xa nên các bạn có thể đến đây tham quan rất thuận tiện.

Bản Cát Cát hay còn gọi là thôn Cát Cát là một bản làng dân tộc Mông nằm gần thị trấn Sa Pa. Đây là ngôi làng đã có từ thế kỷ 19 . Hiện nay đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa. Đường lên bản trắc trở với những đoạn đèo quanh co. Bản Cát Cát hiện nay có khoảng 80 hộ dân, nằm rải rác trên các con đường ven sườn núi.

dia-diem-du-lich-sapa-10Các nhà trong bản được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ của người Mông. Nhà ba gian lợp ván gỗ pơ-mu, bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma. Người dân sẽ đi ra vào bằng cửa phụ. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

Cát Cát là một bản làng còn lưu giữ khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm với kỹ thuật nhuộm chàm, chế tác trang sức bạc và đồng. Các bạn sẽ có dịp được tham quan các làng nghề và tìm mua cho mình những sản phẩm độc đáo do người dân nơi đây sản xuất.

Một số lưu ý khi tham quan bản Cát Cát

  • Bản Cát Cát không nằm quá xa trung tâm thị trấn Sa Pa. Nhưng các bạn nên lưu ý việc di chuyển sao cho an toàn bởi đường đi lên bản rất dốc và hiểm trở. Vì phải leo bộ nên các bạn tránh mang giày cao gót, giày thời trang. Nếu không sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển.
  • Vào bản, các bạn nên chào hỏi trưởng bản và người dân. Khi muốn vào tham quan nhà ai đó phải xin phép.
  • Không nên cho trẻ em quà hay tiền, nếu muốn cho thì nên đưa cho bố mẹ chúng. Nếu không sẽ vô tình làm hư các em.
  • Vào tham quan nhà của người dân tộc, các bạn không nên đụng chạm vào những đồ vật lạ hay chỉ trỏ. Người dân tộc coi đó là hành động bất lịch sự.
  • Nếu các bạn muốn chụp ảnh thì cũng nên xin phép trước.
  • Ngoài ra, các bạn nên tham khảo thêm Kinh nghiệm du lịch Sapa để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Vị trí: Bản Cát Cát là một làng dân tộc Mông nằm cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) 2km.

Nếu bạn thấy hay, chia sẻ ngay trên facebook nhé! →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *