Phân tích 8 câu cuối bài Trao Duyên – 11 bài mẫu hay nhất

Đăng ngày 25/01/2024

Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên qua 11 đoạn văn mẫu hay nhất sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài viết của mình. Đồng thời qua nội dung phân tích cũng sẽ giúp các em nâng cao sự hiểu biết về cảm nhận của tác phẩm. Từ đó các em thấy được sự giằng xé trong tâm hồn và nỗi đau đớn tột cùng của Thúy Kiều phải trải qua mà thấu hiểu cho nhân vật này.

1. Dàn ý phân tích 8 câu cuối bài Trao Duyên

Trao duyên là đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. Nhà thơ Nguyễn Du chính là tác giả đã miêu tả lại cuộc đời của nàng Kiều bằng những câu từ chân thật nhất. Qua đó, người đọc hiểu được phần nào sự bi oan, ai oán và những trái ngang cùng cực ở một nhân vật được mệnh danh “tài sắc vẹn toàn”.

Mặc dù chủ đề là Trao duyên, nhưng tình yêu của nàng Kiều không được mộng mơ như những đôi nam nữ khác. Trong những lời miêu tả của tác giả đã cho ta thấy được nỗi đau đớn xót xa khi nàng Kiều trao duyên cùng Kim Trọng. Để phân tích kỹ hơn về đoạn trích này, hãy xem qua dàn ý dưới đây bạn nhé.

1.1 Mở bài

Phần mở bài là nội dung giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều. Nội dung xung quanh việc giới thiệu vị thế của tác giả trong nền văn học và giá trị tác phẩm.

Ngoài ra, nội dung mở bài còn là đoạn trích Trao duyên và 8 câu thơ cuối. Trong đoạn trích này nói lên vị trí, nội dung và giá trị của những câu thơ này.

1.2 Thân bài phân tích 8 câu cuối bài trao duyên

Trong nền văn học trung đại Việt Nam nói chung và Truyện Kiều nói riêng. Đại thi hào Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tác vô cùng to lớn cho nền di sản văn hóa nước nhà.

Thông qua mỗi đoạn trích của tác phẩm và nhân vật Thúy Kiều. Nguyễn Du đã lan tỏa được nhiều giá trị hiện thực qua những vần thơ. Trong đó có một số đoạn trích ấn tượng gây tính cao trào cho sự bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều.

Bằng những câu từ oán thán, miêu tả tiếng thét không thể thành lời của một kiếp người nhỏ bé với sự cam chịu an bài số phận. Tác giả đã lột tả hình ảnh chân thật nhất với những câu thơ xót xa.

Mạch cảm xúc

“Bây giờ trâm gãy gương tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”.

Chỉ cần đọc qua, chúng ta cũng có thể thấy được sự cảm thán của tác giả. Hình ảnh một cô gái được coi là “tài sắc vẹn toàn” nhưng số phận lại đưa đẩy bước đến đoạn trường của sự buông xuôi.

“Trâm gãy gương tan” đã thể hiện sự đau đớn của Thúy Kiều và cũng là lời thơ chạm tới trái tim của người đọc. Câu nói ám chỉ một mối tình tan vỡ đến nỗi không thể hàn gắn. Sự chia ly vĩnh viễn, không cách nào có thể cứu vãn được.

Mặc dù trước đây mối tình của Thúy Kiều và Kim Trọng được coi là rất đẹp với nhiều kỉ niệm và kỉ vật trao nhau. Thế nhưng đến khi chia ly, tất cả đều không còn gì vì nàng đã rũ bỏ hết để trọn hiếu với mẹ cha.

Thực trạng đau đớn của Kiều

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”

Qua từng lời thơ của tác giả đã cho chúng ta thấy nàng Kiều là người con gái sống tình nghĩa và chưa từng phụ bạc một ai. Ngoài ra, nàng còn dành hết những điều tốt đẹp cho người mà mình yêu thương, tin tưởng. Để giữ tròn chữ hiếu và bổn phận làm con. Không còn cách nào khác nàng đã đánh đổi hạnh phúc đời mình, phụ tấm chân tình cùng mối lương duyên tốt đẹp với Kim Trọng.

Thế nhưng trong lòng Kiều luôn day dứt và tự trách móc mình vì đã bội ước. Với hành động trăm nghìn gửi lạy cùng lời cảm thán tha thiết “tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” đã thể hiện sự tạ lỗi trong nỗi day dứt, xót xa. Qua đó chúng ta cũng cảm nhận được rằng, phải là tình yêu thiêng liêng lắm với Kim Trọng mới khiến nàng Kiều tự trách móc, giằng xé bản thân như vậy.

Tiếng gọi chàng Kim

Sau những lời tỏ bày với chàng Kim, nàng Kiều lại than trách về phận của mình:

“Phận sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Lời kêu than tỏ rõ sự uất ức và đau đớn cho thân phận Kiều lên tới đỉnh điểm của nỗi xót xa. Nếu cảm nhận kỹ bạn sẽ thấy các câu “bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” chính là lời than thở, trách móc và sự uất nghẹn của Thúy Kiều trước sự bất công trong một giai cấp khốc liệt. Kiều thấy cuộc đời và xã hội đã tàn nhẫn dẫn nàng vào con đường bế tắc, gây đau khổ, tuyệt vọng đến tột cùng.

“Đã đành nước chảy hoa trôi” là thể hiện sự chấp nhận, cam chịu và cũng là điều tượng trưng cho đức hi sinh của người con gái yếu đuối trước những sóng gió cuộc đời. Có chăng, khi phải đối diện với sự tột cùng nhất, nàng đã biết trước số phận bạc mệnh của mình. Một tương lai mờ mịt u ám đang ở phía trước.

Hai tiếng “Kim Lang” da diết, xé nát tâm tan cùng với câu cảm thán “Ôi”, ” Hỡi” đã minh chứng lời yêu thương, trân trọng của Thúy Kiều dành cho chàng Kim. Từng lời thốt lên đầy nghẹn ngào, đau xót trong đó có cả đượm màu nước mắt và nhuốm cả nỗi thương đau.

Ngay cả đến lời biệt cuối “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” của người con gái thủy chung, nặng nghĩa, trọng tình cũng mang đầy nỗi luyến tiếc, đau đớn. Mặc dù những câu trong Trao duyên không dài, nhưng đủ để ta cảm nhận được rất nhiều phẩm chất tốt đẹp của nàng Kiều. Đó là trái tim khát khao hạnh phúc, ý thức thân phận, lòng nhân ái và sự thủy chung.

Nghệ thuật

Nghệ thuật của tác phẩm này chính là sự khắc họa thành công tâm trạng nhân vật. Nguyễn Du đã sử dụng những câu từ đắt giá, tinh tế cùng các thành ngữ giàu sức gợi tưởng giúp người đọc dễ dàng hình dung số phận bi ai nhất của nàng Kiều.

1.3 Kết bài

Qua phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên, các em sẽ thấy được giá trị nhân đạo tác giả hướng tới. Đó cũng là lời lên án một xã hội đầy phong kiến, bất công. Chính vì thế đã đẩy người con gái yếu đuối vào những bi kịch đau đớn nhất của cuộc đời.

Ngoài ra, qua tác phẩm của mình, tác giả cũng muốn nói lên lòng thương cảm trước những số phận bạc mệnh như Thúy Kiều. Đồng thời ông muốn bày tỏ niềm trân trọng trước những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội thời xưa.

Để có sự thành công về nghệ thuật, điểm nhấn ấn tượng trong những đoạn thơ cũng làm nên một tác phẩm ý nghĩa. Đó là sự vi diệu trong bút pháp miêu tả nội tâm tinh tế đầy nghệ thuật của Nguyễn Du.

Ông đã đưa những cuộc độc thoại nội tâm đầy ẩn dụ, so sánh. Đồng thời sử dụng các thành ngữ nhân gian và thể thơ lục bát để viết lên một tác phẩm trọng vẹn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc để đời.

2. Sơ đồ tư duy 8 câu cuối bài Trao Duyên

Với mong muốn giúp các em dễ hình dung và hiểu cách viết hơn. Chúng tôi sẽ đưa ra sơ đồ tư duy tóm gọn, dễ hiểu nhất về phần phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên.

phân tích 8 câu cuối bài trao duyên

Sơ đồ tư duy phân tích 8 câu cuối bài trao duyên

3. 11 bài văn mẫu phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay nhất

Để giúp các em dễ dàng hình dung hơn trong cách phân tích cũng như hiểu sâu về 8 câu cuối trong bài Trao Duyên của tác giả Nguyễn Du. Chúng tôi sẽ chia sẻ tới các em 11 bài văn mẫu phân tích hay và mới nhất trong năm 2022.

3.1 Bài văn mẫu 1

Trong bài văn mẫu số 1 bằng những câu từ miêu tả gần gũi, dễ hiểu. Các em sẽ dễ dàng hiểu được bút pháp tài hoa của Nguyễn Du khi miêu tả về thân phận Thúy Kiều. Qua bài văn mẫu này, các em sẽ dễ dàng “hòa nhập” vào cùng tác phẩm để có những “lời văn” trau chuốt, mượt mà và thể hiện rõ ý tới người đọc hơn.

Link bài văn mẫu số 1.

3.2 Bài văn mẫu 2 phân tích 8 câu cuối bài trao duyên

Bằng cách phân tích cặn kẽ, bài văn mẫu số hai sẽ giúp các em đi sâu hơn vào câu truyện cũng như cuộc đời nhân vật. Đồng thời giúp các em hiểu được nội tâm của tác giả bằng sự miêu tả qua những vần thơ.

Link bài văn mẫu số 2.

3.3 Bài văn mẫu 3

Bài văn mẫu số 3 lột tả được đúng tâm trạng đau đớn đến tột cùng của nàng Kiều. Miêu tả chi tiết sự giằng xé và nỗi ai oán của một hồng nhan bạc phận. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, bay bổng, tác giả đã bày tỏ sự tiếc thương cho mối tình đẹp giữa Kim Trọng và Thúy Kiều.

Link bài văn mẫu số 3.

3.4 Bài văn mẫu 4

Bài văn mẫu số 4 giúp các em hiểu được nguồn gốc và sự tích về nhân vật Thúy Kiều qua những lời thơ trao duyên của tác giả nổi tiếng. Qua bài văn mẫu này các em sẽ hiểu sâu hơn về tác giả, nhân vật trong câu trao duyên và những tình tiết xót xa.

Link bài văn mẫu số 4.

3.5 Bài văn mẫu 5 phân tích 8 câu cuối bài trao duyên

Trọng tâm của bài văn mẫu số 5 được xoay quanh cuộc tình giữa Kim Trọng và Thúy Kiều. Từ những lời hứa hẹn khi yêu nhau say đắm cho đến lúc chia ly đều được miêu tả và phân tích rất kỹ. Qua đó các em có thể dễ dàng hoàn thành bài viết của mình tốt hơn.

Link bài văn mẫu số 5.

3.6 Bài văn mẫu 6

Trong bài văn mẫu số 6 đã lột tả được khả năng nắm bắt tâm lý của Nguyễn Du. Đồng thời cho thấy sự tỉnh ngộ của Thúy Kiều sau những đớn đau. Bài văn này sẽ đưa cảm xúc các em tới độ cao trào và đỉnh điểm của nỗi xót xa. Từ đó các em có thể dễ dàng phân tích sâu sắc, tỉ mỉ trong bài văn của mình hơn.

Link bài văn mẫu số 6.

3.7 Bài văn mẫu 7

Nội dung của bài văn mẫu số 7 được phân tích chi tiết từng câu Trao duyên với sự bày tỏ xót xa cho nhân vật Thúy Kiều. Trong bài văn này cũng đã phân tích kỹ về tác giả. Do đó sẽ cho các em thấy tuổi đời, quê quán và lý do thành công của ông trong tác phẩm Truyện Kiều.

Chi tiết bài văn mẫu số 7.

3.8 Bài văn mẫu 8 phân tích 8 câu cuối bài trao duyên

Trong nội dung phân tích của bài văn mẫu này, các em sẽ càng hiểu sâu hơn về nỗi đau và sự tuyệt vọng của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Ngoài ra, với lối phân tích của bài văn mẫu số 8, các em sẽ dễ dàng truyền cảm xúc của mình tới với người đọc hơn.

Chi tiết bài văn mẫu số 8.

3.9 Bài văn mẫu 9

Bài văn mẫu lột tả rõ sự bất lực của Thúy Kiều trong tình yêu khi đó là một mối tình sâu sắc đã bị tan vỡ. Qua phân tích 8 câu cuối bài trao duyên trong văn mẫu số 9 cho thấy tác giả đã lột tả đúng tâm lý của người con gái vấn vương tơ lòng.

Chi tiết bài văn mẫu số 9.

3.10 Bài văn mẫu 10

Qua bài văn mẫu này, các em hiểu được nỗi tuyệt vọng tới tột cùng của Thúy Kiều trong tình yêu. Nỗi đau của Thúy Kiều ngày một lớn và sâu, do đó cô đã rơi vào trạng thái nửa tỉnh, nửa u mê khi tự độc thoại một mình.

Để hiểu sâu sắc và đồng cảm với nhân vật, các em có thể tham khảo bài văn mẫu này để có lối viết riêng mang tính sáng tạo, độc đáo hơn.

3.11 Bài văn mẫu 11 phân tích 8 câu cuối bài trao duyên

Qua phân tích nội dung của bài văn mẫu này. Các em sẽ dễ dàng “hình dung” một người con gái tài đức vẹn toàn và sự hiếu hạnh của Thúy Kiều đối với mẹ cha. Vì gia đình, nàng đã hi sinh tình yêu đẹp nhất của đời mình để rồi đón nhận muôn vàn nỗi xót xa, cay đắng.

Do đó, để thấu hiểu tâm can của Thúy Kiều dành cho tình yêu cũng như gia đình của mình. Các em có thể tham khảo qua bài văn mẫu này.

Sau khi đã phân tích 8 câu cuối bài trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Loca tin rằng trong tương lai tác phẩm này vẫn vẹn nguyên giá trị bền lâu, được nhiều thế hệ trân trọng, gìn giữ và lưu truyền về sau. Với 11 bài văn mẫu tham khảo, hy vọng đó sẽ là tài liệu để các em dễ dàng nắm bắt được cách phân tích và có thêm nhiều ý tưởng mới sáng tạo hơn.

Nếu bạn thấy hay, chia sẻ ngay trên facebook nhé! →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *